Những cáo buộc và các bản án gần đây đều chỉ ra rằng thói quen thổi phồng của thế giới khởi nghiệp thực sự đã gây ra những hậu quả to lớn.
Những số liệu hoang đường cùng viễn cảnh tương lai bị thổi phồng đang dần đi tới hồi kết ở Thung lũng Silicon.
Bối cảnh suy thoái kinh tế cũng đồng nghĩa nguồn vốn đổ vào các startup có tốc độ “đốt tiền” chóng mặt trong năm 2022 đã cạn kiệt.
Không chỉ hết tiền, tình trạng “bơm thổi” quá đà ở Thung lũng Silicon cũng khiến các nhà đầu tư giờ đây phải xem xét kỹ lưỡng hơn về viễn cảnh mà những startup công nghệ vẽ ra.
Giới công nghệ rơi mặt nạ giả dối
Hãy cùng điểm qua những gì đã xảy ra trong hai tuần qua. Charlie Javice, người sáng lập công ty khởi nghiệp tài chính Frank đã bị bắt với cáo buộc cố tình làm sai lệch dữ liệu khách hàng.
Cuối ngày 10/4, thẩm phán quận Edward Davila trong phán quyết dài 11 trang kết luận không đủ bằng chứng thuyết phục để cho phép siêu lừa Elizabeth Holmes được tại ngoại.
Với tội thổi phồng hệ thống xét nghiệm máu của Công ty Theranos (đã giải thể) như bước đột phá trong ngành y tế, phán quyết này đồng nghĩa với việc nữ siêu lừa 39 tuổi sẽ phải thi hành bản án 11 năm tù giam vào ngày 27/4 tới.
Ngày 13/4, bồi thẩm đoàn liên bang kết tội Rishi Shah, đồng sáng lập startup bán phần mềm quảng cáo Outcome Health, đã lừa gạt khách hàng và nhà đầu tư bằng con số thổi phồng trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, dẫn đến khoản nợ 110 triệu USD vào năm 2016 và 487,5 triệu USD vốn chủ sở hữu vào năm 2017.
Danh sách dài về những tội phạm giới công nghệ vẫn chưa dừng lại ở đó. Sắp tới sẽ là phiên tòa xét xử gian lận của Manish Lachwani, đồng sáng lập công ty khởi nghiệp phần mềm HeadSpin vào tháng 5 tới.
Trong khi đó, sự chú ý sẽ còn đổ dồn vào cuối năm 2023 khi Sam Bankman-Fried. Người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX đối mặt với 13 cáo buộc gian lận.
Tổng hợp lại, điệp khúc về các cáo buộc, kết án và những bản án được thi hành đã tạo ra cảm giác rằng sự giả mạo nhanh chóng và lỏng lẻo của thế giới khởi nghiệp đã gây ra hậu quả quá lớn.
Trên thực tế, đã có nhiều vụ bê bối nổi tiếng trước đó ở Thung lũng Silicon như Uber, WeWork hay thất bại của máy ép không cần trái cây Juicero.
Mặc dù vậy, rất ít nhà sáng lập công ty khởi nghiệp, ngoại trừ siêu lừa Holmes, từng phải đối mặt với cáo buộc hình sự vì đã vượt qua ranh giới của việc kinh doanh phù phiếm bằng cách thổi phồng tương lai công ty
Suy thoái kinh tế có thể là nguyên nhân lớn.
Những hành vi phi đạo đức phần lớn thường bị bỏ qua ở thời điểm thị trường thuận lợi. Điều đã từng xảy ra với giới startup công nghệ trong những năm 2010.
Theo chuyên trang theo dõi các công ty khởi nghiệp PitchBook, trong khoảng thời gian từ năm 2012-2021, nguồn vốn cho các startup công nghệ ở Mỹ đã tăng gấp 8 lần lên con số 344 tỷ USD. Hơn 1.200 trong số đó được coi là “kỳ lân”. Với trị giá trên giấy tờ đạt mốc một tỷ USD trở lên.
Tuy nhiên, khi thanh khoản thị trường cạn kiệt vì lãi suất tăng cao. Mọi người mới nhận ra câu châm ngôn nổi tiếng của Warren Buffett. “Thủy triều rút mới biết ai bơi truồng” lại càng trở nên chính xác.
“Có cảm giác như chúng tôi đang ở trong một hộp đêm và đèn vừa được bật lên,” Brian Chesky. CEO của Airbnb viết trên trang cá nhân sau khi FTX nộp đơn xin phá sản vào tháng 11/2022.
Khi người giàu và quỹ đầu tư cũng trở thành nạn nhân
Trước đây, các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm hỗ trợ các startup phải miễn cưỡng theo đuổi hành động pháp lý khi bị lừa. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi khi số lượng “kỳ lân” tăng vọt. Thu hút hàng tỷ USD nguồn vốn.
Lúc này, không chỉ những quỹ mạo hiểm mà các nhà đầu tư lớn và có truyền thống hơn. Bao gồm quỹ phòng hộ, các nhà đầu tư doanh nghiệp và quỹ tương hỗ cũng tham gia cuộc chơi.
Điều này tạo ra khoảnh khắc khó xử cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Khi định giá khởi nghiệp tăng vọt, họ được coi là những người chiến thắng. Cùng với tầm nhìn xa trông rộng.
Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều vụ lừa đảo khởi nghiệp bị khởi tố, những người khổng lồ trong ngành này đang đóng một vai trò khác trong các vụ kiện trước tòa án: Nạn nhân bị lừa.
“Làm sao lại có người cả tin như vậy”. Phản ứng điển hình khi nghe một ai đó vừa mất tiền vào tay kẻ lừa đảo. Nhưng theo một số chuyên gia, đó là câu hỏi chưa chuẩn xác. Tội phạm đánh lừa cả những người giàu bằng cách lợi dụng lỗ hổng tâm lý của họ.
Ở đỉnh cao thành công, Holmes được xem là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Và biểu tượng của ngành công nghệ. Theo Forbes, giá trị tài sản ròng của cô là 4,5 tỷ USD. Dựa trên 50% cổ phần từ công ty Theranos đã không còn tồn tại.
Các nhà đầu tư vào Theranos cũng là những cái tên nổi bật trong giới thượng lưu. Như Rupert Murdoch và gia đình Walton.
Sam Bankman-Fried, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX. Đã thu hút một số tên tuổi được ngưỡng mộ trong giới tài chính và các ngôi sao như Tom Brady, Steph Curry, Naomi Osaka, Larry David, Kevin O’Leary tham gia đầu tư.
Sau đó, thế giới ngỡ ngàng khi đế chế của tỷ phú tiền số sụp đổ vào tháng 11/2022.
Alexander Dyck, giáo sư tài chính tại Đại học Toronto khoa quản trị doanh nghiệp cho rằng các công ty mới thành lập là những đối tượng sở hữu nhiều điều kiện liên quan đến gian lận nhất.
Theo ông Dyck, các công ty này thường có xu hướng áp dụng mô hình kinh doanh mới lạ.
Mục đích của việc này nhằm giúp người sáng lập có quyền kiểm soát đáng kể. Trong khi những người ủng hộ không phải lúc nào cũng có thể giám sát chặt chẽ. Đó là một tình huống lý tưởng để bẻ cong các quy tắc khi suy thoái xảy ra.
“Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy rất nhiều vụ gian lận trong 18 tháng qua đang bị đưa ra ánh sáng”, Dyck nhận định.
Alfred Lin, một nhà đầu tư tại Sequoia Capital. Quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu ở Thung lũng Silicon từng đầu tư 150 triệu USD vào FTX. Giải thích tại một sự kiện khởi nghiệp rằng đầu tư mạo hiểm suy cho cùng chỉ là một ngành kinh doanh dựa trên niềm tin.
“Nếu không tin tưởng những người sáng lập mà bạn làm việc cùng thì tại sao lại đầu tư vào họ?”, Lin nói.
>>>>> Xem thêm: Vật chưa đến 1mm từng làm Trung Quốc ‘mất ăn mất ngủ’